Chỉ 05 phút với cách làm sạch đũa gỗ cực tiện lợi ngay tại nhà

Đũa gỗ là sự lựa chọn của nhiều gia đình vì sự thân thiện cũng như an toàn khi sử dụng. Nhưng có nhiều người chủ quan không quan tâm đến cách làm sạch đũa gỗ đúng cách khiến nó trở thành nguồn bệnh tiềm ẩn trong bữa cơm hàng ngày.
Đừng lo lắng, LuusaTS.com đã giúp bạn tổng hợp cách làm sạch đũa gỗ tiện lợi, nhanh nhất rồi đây! Cùng tham khảo nhé!
Cách làm sạch đũa gỗ mới mua
Đũa gỗ khi mới mua về, bạn không nên sử dụng ngay lập tức, vì chất gỗ còn mới có thể gây nguy hại đến sức khỏe người dùng. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất hoặc vận chuyển, đũa gỗ dễ bị nhiễm bụi và vi khuẩn không tốt cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo cách làm sạch đũa gỗ bằng một trong hai cách sau:
Sử dụng nước sôi và muối
Bạn chỉ cần luộc đũa trong hỗn hợp nước sôi muối loãng trong khoảng 30 phút. Sau đó, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời là bạn có thể sử dụng đũa ngay lập tức.
Sử dụng nước rửa chén thiên nhiên
Có một cách làm sạch đũa gỗ mới mua vừa hiệu quả, vừa tiện lợi mà không tổn hại đến da tay đó là sử dụng nước rửa chén thiên nhiên, điển hình là Nước rửa chén cao cấp Thông Sa mới.
Với bảng thành phần thiên nhiên”, độ pH trung tính, Nước rửa chén Thông Sa không chỉ “đánh bay” bụi bẩn, vi khuẩn hoặc hoạt chất hóa học được tẩm trong đũa gỗ mới mua, mà còn an toàn da tay và thân thiện với môi trường.
Nhanh tay làm sạch bát đũa bằng Nước rửa chén cao cấp Thông Sa, để bảo vệ da tay cũng như sức khỏe gia đình bạn theo cách tự nhiên nhất nhé!
Cách bảo quản đũa gỗ an toàn với sức khỏe
Không ngâm đũa quá lâu trước khi rửa
Nếu bạn đang có thói quen ngâm bát đũa một thời gian rồi mới rửa thì dừng lại ngay nhé. Việc này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, khiến đũa gỗ bị mục, thường xuyên ẩm mốc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Dùng nước rửa chén vệ sinh đũa thật kỹ sau khi dùng
Sử dụng Nước rửa chén Thông Sa để loại bỏ thức ăn và dầu mỡ bám trên đũa gỗ. Từ đó, ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc hoành hành, đánh bay vết bẩn nhanh chóng chỉ trong một lần rửa.
Không chà xát đũa gỗ quá mạnh
Bạn cũng không đừng chà xát đũa gỗ mạnh tay khi rửa bát đũa nhé! Điều này không giúp rửa đũa tốt hơn mà còn khiến cho lớp sơn bảo vệ bị tróc ra, hình thành vết nứt nhỏ và từ đó, tạo môi trường lý tưởng để mầm bệnh phát triển, tiềm ẩn nguy hại cho sức khỏe.
Phơi khô đũa gỗ để tránh ẩm mốc
Rất nhiều người cho đũa gỗ vào ống đũa hoặc chạn bát luôn sau mỗi lần rửa, thay vì phải phơi nắng hoặc sấy khô. Trong điều kiện ẩm ướt, đũa gỗ dễ bị nấm mốc tấn công, tạo ra mầm bệnh trong bữa cơm hằng ngày. Để bảo vệ sức khỏe cả nhà, bạn nên lau đũa thật khô hoặc phơi nắng trước khi cất vào chạn bát. Nếu thời tiết âm u hoặc ban đêm, bạn hãy để đũa ở nơi thoáng mát hoặc hơ đũa qua lửa nhé
Thường xuyên vệ sinh khay đựng đũa
Mỗi gia đình thường sẽ sắm những món đồ để đựng đũa chuyên biệt. Ngoài cách làm sạch đũa gỗ khi mới mua về, bạn cũng phải chú ý vệ sinh giỏ/khay đựng đũa này thường xuyên. Điều này góp phần bảo quản nơi lưu trữ sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi trên đũa.
Thay đũa gỗ mới định kỳ
Đũa gỗ và đũa tre chỉ có hạn sử dụng từ 3 đến 5 tháng, do đó bạn nên thường xuyên thay đũa mới. Nếu trên đũa xuất hiện chấm đen hoặc vết mốc trắng thì bạn cũng không được dùng tiếp. Đây là dấu hiệu cho thấy đũa bị hỏng mục, tích tụ mầm bệnh không tốt cho sức khỏe.
Lau sạch đũa gỗ trước khi sử dụng
Trước khi dùng đũa bạn nhớ lau sạch đũa với khăn khô để tránh trường hợp đũa vẫn còn ẩm, kết hợp với thức ăn sẽ khiến vi khuẩn, nấm mốc dễ sinh sôi. Lưu ý không dùng khăn ẩm lau đũa, vì dễ làm cho vi khuẩn lây lan từ khăn ẩm sang đũa.
Lời kết:
Hy vọng qua những chia sẻ của LuusaTS.com, bạn có thêm những cách làm sạch đũa gỗ cũng như mẹo bảo quản đũa gỗ đúng cách, bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn.