Đừng bỏ qua những Lưu ý khi cho quần áo vào máy giặt, máy sấy nhé!

Việc cho quần áo vào máy giặt tưởng chừng là công việc đơn giản nhưng nó lại không dễ như bạn nghĩ bởi chỉ cần một sai sót nhỏ có thể ảnh hưởng đến chất lượng quần áo cũng như gây thiệt hại chiếc máy giặt nhà bạn.
Trong bài viết dưới đây, LuusaTS.com sẽ giúp bạn một số lưu ý khi cho quần áo vào máy giặt, máy sáy giúp giặt quần áo sạch hơn, tăng tuổi thọ máy giặt nhé! Cùng tham khảo nhé!
Một số hệ quả khôn lường khi không thận trọng cho đồ vào máy giặt, sấy :
Dưới đây là những hệ quả có thể xảy ra không những đối với hộ gia đình mà còn đối với những xưởng giặt là công nghiệp hay các tiệm giặt ủi dân sinh :
- Quần áo còn dính nhiều xăng, dầu dễ cháy nổ khi giặt bằng máy giặt
- Bộ đồ có miếng dính nhựa trong quá trình vắt nó sẽ làm xước tất cả các quần áo khác nếu giặt chung.
- Thỏi son, bút bi, bút mực nước... nếu còn lẫn trong đồ giặt sẽ khiến toàn bộ mẻ giặt bị nhuốm màu. Nếu bạn để quên Dao lam, dao cạo râu... sẽ khiến đồ giặt trong mẻ giặt bị rách.
- Chất vải nhung the rất dễ bị giập khi giặt ướt.
- Vải dễ phai màu giặt ướt chung với các quần áo khác, mà lại giặt nóng, hoặc đã phơi hoặc sấy, thì không thể tẩy màu đã phai sang các quần áo khác được nữa.
- Vải dệt từ sợi thực vật (bông, lanh, đay, gai) không chịu được Axit, nó sẽ bị làm hại hoặc bị hòa tan khi bạn tẩy, giặt các chất ở dạng axit
- Vải dệt từ sợi động vật (len, tơ tằm, lông cừu, lông dê, lông lạc đà…); các tơ sợi nhân tạo (tơ Vitco, tơ đồng Amoniac, tơ Axetat, tơ Nitrat…) giặt bằng nước giặt kém chất lượng có độ xút cao hoặc bột giặt sẽ bị co hoặc phá hỏng. Sữa giặt Thông Sa với thành phần từ thiên nhiên an toàn với tất cả chất vải trên.
- Áo lót ngực, chất da thật... nếu giặt ở nhiệt độ trên 40 độ C, hoặc cho vào máy sấy ở nhiệt độ cao sẽ bị hỏng. Đồ vải có gắn da thật đem giặt nước chung với các quần áo khác có khả năng sẽ phai màu ra cả mẻ quần áo
- Vải có lớp lót cao su hay có gắn mác cao su hoặc có dán họa tiết bằng keo.... giặt khô sẽ bị hỏng
- Các họa tiết được gắn bằng keo không nên sấy ở nhiệt độ trên 40 độ C
- Quần áo màu còn ướt không nên sấy chung với đồ màu trắng. Nên sấy đồ màu trước cho khô bớt nước rồi mới cho đồ trắng vào sấy cùng hoặc phải sấy riêng để không bị loang màu.
Lưu ý khâu chuẩn bị trước khi cho quần áo vào máy giặt :
Phân loại quần áo:
Trong bước phân loại Đồ giặt khô, giặt ướt, bạn cần tham khảo tem chỉ dẫn được gắn trên mỗi bộ quần áo để phân biệt được chất liệu vải (Xem bài “Những lưu ý trong giặt ủi cho từng chất vải không phải ai cũng biết”)
- Vải mỏng dễ bị xước hoặc vải có đính cườm... bạn cần sử dụng túi giặt hoặc giặt bằng tay.
- Kiểm tra cẩn thận các vết bẩn trên quần áo để xử lý triệt để các vết bẩn khô cứng đầu.
- Với bộ đồ mới, bạn nhớ kiểm tra kỹ loại vải của chúng. Với những chất vải dễ bị phai màu thì không giặt chung với quần áo cũ để tránh bị loang màu
- Lộn trái quần áo, đóng cúc, kéo khóa và đảm bảo không có đồ bỏ quên trong quần áo trước khi cho vào máy giặt
- Khi giặt gấu bông có gắn đồ điện tử cần tháo ra khỏi gấu bông rồi mới cho vào máy giặt.
Một vài lưu ý khi sử dụng nước giặt:
- Lưu ý lượng chất giặt nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng quần áo cần giặt và mức độ bẩn. Đối với sữa giặt Thông Sa cực kỳ đậm đặc nên chỉ cần 10ml (khoảng 15g) cho lượng quần áo 5kg, còn đối với nước giặt đậm đặc AZIEN cần ít nhất 15-20ml cho mẻ giặt 5kg.
Đối với Vải cotton trắng (dễ bám bẩn) của khách sạn, nhà nghỉ ... bạn cần ngâm với sữa giặt hay nước giặt không quá 1 giờ đồng hồ (để vải không bị bám ngược trở lại). Nếu nước cứng nhiều cần cho tăng lượng sữa giặt hay nước giặt.
- Lưu ý lượng nước xả vải: Với chất vải pha nhiều Nilon cần nhiều lượng xả hơn chất vải Cotton. Máy giặt cửa trước được thiết kế sẵn tiết kiệm nước nên chỉ cần cho lượng xả vải vừa phải.
Khi dùng xả vải đậm đặc AZIEN chỉ cần đổ trực tiếp vào khoang xả vải tầm 15-20ml cho một mẻ quần áo 5kg. Nếu dùng xả vải nguyên chất Thông Sa hoặc xả vải nguyên chất AZIEN thì chỉ dùng 5-7ml rồi pha thêm 2 phần nước sạch và khuấy đều, rồi đổ vào khoang xả vải.
Lưu ý với máy giặt:
- Để tăng độ bền cho máy giặt và đảm bảo máy hoạt động ổn định, không rung lắc gây ồn; điều đầu tiên khi mua máy mới về cần đặt phẳng chân đế máy giặt, nhà xây dựng thường tạo độ dốc nơi đặt máy giặt. Có 2 cách đặt làm phẳng chân đế máy giặt: Xây bệ xi măng nhám dùng thước giọt nước để đánh phẳng hoặc thực hiện Điều chỉnh nút vặn ở dưới chân đế mà nhà sản xuất máy giặt đã thiết kế sẵn.
- Đối với các tiệm giặt ủi, nên chọn máy giặt và máy sấy riêng hơn là hai trong một – máy sẽ bền hơn.
- Lượng quần áo nên bằng ½ hoặc ⅔ tải trọng của máy giặt cho phép sẽ là một trong những lưu ý khi cho quần áo vào máy giặt giúp quần áo sạch và tăng độ bền của máy.
- Thỉnh thoảng vệ sinh Gioăng cao su bằng dấm hoặc Axit chanh pha với nước tỉ lệ 1:1; hộc chứa nước giặt và nước xả tẩy nấm mốc bằng oxy già; thường xuyên kiểm tra ống thoát nước và xả bỏ cặn bẩn ở bộ phận lọc thoát nước.
- Đóng cửa máy giặt cần lưu ý không để kẹt quần áo giữa vòng đệm cao su và cửa máy giặt
Chọn chế độ giặt, vắt phù hợp:
Mỗi một loại máy giặt khác nhau đều được nhà sản xuất hướng dẫn cụ thể. Dưới đây là nguyên tắc cơ bản chọn chế độ ngâm, giặt, đặt nhiệt độ nước, và tốc độ vắt khi sử dụng máy giặt:
- Chất vải cotton, bông,... vốn dễ bám bẩn nên phải giặt sâu, thời gian lâu. Một mẹo mà LuusaTs.com mách bạn giúp giặt quần áo sạch hơn là chọn chế độ Ngâm trước khi giặt (không quá 1 giờ đồng hồ); Giặt ở nhiệt độ cao trên 40 độ; Hoặc giặt kiềm trước khi giặt bằng sữa giặt hay nước giặt.
- Đối với bộ đồ cần diệt khuẩn, nên giặt ở nhiệt độ cao, nhưng vải phải chịu được nhiệt (đó là vải cotton, bông, lanh, đay, gai, .... vải có từ sợi thực vật và động vật)
- Giặt lạnh dưới 40 độ C sẽ bảo vệ quần áo tốt hơn.
- Chọn chế độ giặt nhẹ ( vắt nhẹ ) với những bộ đồ có chất vải mỏng, lụa tơ tằm, áo sơ mi, vải có đính cườm, đồ thun mỏng, đồ len, giầy thể thao … để không bị hỏng form.
- Chọn chế độ giặt vừa ( vắt vừa ) với bộ quần áo bình thường là chất vải Cotton, vải bông, lanh ...
- Chọn chế độ giặt mạnh ( vắt mạnh ) với chất vải jean, ka ki, chăn, rèm, vải sợi tổng hợp capron, sợi thủy tinh và pha nolon…
Hy vọng với những chia sẻ trên đây giúp bạn bỏ túi những Lưu ý khi cho quần áo vào máy giặt, mấy sấy. Đừng quên theo dõi LuusaTS.com để có thêm nhiều bí quyết chăm sóc cho tổ ấm bạn nhé!