Giặt khô là hơi là gì? Những loại quần áo nào cần được giặt khô là hơi

Nếu bạn có một tủ quần áo với nhãn “Dry Clean Only - Chỉ giặt khô”, thì bạn chỉ có thể giặt tay, giặt máy nhẹ nhàng và tốt nhất là đem đi giặt khô. Vậy Giặt khô là hơi là gì? Phương pháp này có ưu điểm gì và loại vải nào cần giặt khô.
Đáp án dành cho bạn sẽ có trong bài viết dưới đây.
Giặt khô là hơi là gì
Phương pháp giặt khô là hơi giúp cho việc tẩy rửa các vết bẩn trên quần áo sạch hơn so với việc giặt nước thông thường mà không gây ra tình trạng bạc màu hay mất nếp quần áo.
Trong đó, thay vì sử dụng dung dịch hòa tan bởi nước và xà phòng, sẽ dùng dung môi - một loại hóa chất chuyên dụng (thường là PERC hoặc Hydrocarbon) cùng với lực va đập cơ học để làm sạch quần áo mà không bị bay màu, bị nhăn cũng như giữ màu quần áo luôn sáng như mới. Là hơi là phương pháp làm phẳng quần áo với các thiết bị sử dụng hơi nước.
Ưu điểm của giặt khô là hơi
So với việc giặt tay hay giặt máy truyền thống thì cách giặt khô là hơi đem đến rất nhiều hiệu quả tuyệt vời. Có thể kể đến như:
- Giúp làm sạch các vết bẩn trên quần áo mà không bị phai màu hoặc loang màu.
- Bảo toàn form dáng: Với những chiếc áo khoác Vest, áo sơ mi, áo da… thì việc giặt tay hay giặt bằng máy thông thường sẽ ảnh hưởng đến form dáng của trang phục và khiến chúng không thể vào nếp. Ngoài ra, một số loại vải như vải len, vải dạ, lụa… khi gặp nước sẽ bị co rút, bị nhàu, từ đó mất form dáng ban đầu vốn có.
- Giặt khô còn bảo vệ một số phụ kiện trang trí trên quần áo như cúc, kim sa, đá thêu… không bị bong tróc.
- Với cách giặt khô là hơi bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức cho việc giặt là.
- Khả năng làm sạch vết bẩn của giặt khô là hơi được đánh giá cao hơn so với giặt nước thông thường. Đặc biệt là các vết bẩn lâu ngày, hóa chất có chứa trong công nghệ giặt khô sẽ làm đánh bay chúng một cách hiệu quả.
Các loại quần áo cần được giặt khô là hơi
Đồ lông thú tự nhiên
Với các loại lông nhân tạo, bạn có thể sử dụng cách giặt ướt thông thường. Tuy nhiên, trang phục được làm từ lông thú tự nhiên thì khác. Chúng vốn rất dễ bị bám bẩn, hư hỏng, nên cũng yêu cầu phương pháp bảo quản đặc biệt.
Lông thú tự nhiên cần được Giặt khô không là hơi. Phương pháp này không tác động nhiều đến bề mặt trang phục, nên trang phục được làm từ lông thú không bị rụng, bết dính cũng như tránh bị xù lông sau khi phơi khô.
Chất liệu lụa, tơ tằm
Là loại vải có sợi tự nhiên, mỏng, với tỷ lệ thuốc nhuộm không hoàn toàn nên khi chạm nước quá lạnh hay quá nóng, vải lụa, tơ tằm có xu hướng bị co rút hoặc giãn ra. Tốt nhất để bảo vệ dáng vải và giữ màu thì bạn nên giặt khô trang phục được làm từ lụa, tơ tằm. Nếu không thể giặt khô thì chúng tôi khuyên bạn nên giặt quần áo bằng tay thật nhẹ nhàng.
Đồ dạ
Hầu như ai cũng có một chiếc áo khoác dạ trong tủ đồ của mình mỗi khi mùa đông đến vì tính giữ ấm, sang trọng và giúp tôn dáng người mặc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giặt và bảo quản chúng đúng cách.
Nếu không được bảo quản đúng cách, chúng sẽ rất dễ bị xù, gãy nếp, xờn vải. Phương pháp giặt khô là hơi sẽ đảm bảo chất lượng và tuổi thọ tốt nhất cho áo.
Để biết thêm nhiều mẹo vặt hữu ích trong chăm sóc tổ ấm, đừng quên theo dõi các vài viết mới của LuusaTS.com thường xuyên nhé!