Những Lưu ý trong giặt ủi cho từng chất vải không phải ai cũng biết

Tại sao quần áo thường dễ bị nhàu, xỉn màu, mất form dáng sau mỗi lần giặt là câu hỏi chung của rất nhiều người? Đó là do bạn chưa hiểu hết về chất liệu đang mặc và những lưu ý trong giặt ủi chúng.
Nếu bạn chưa biết từng loại quần áo nhà mình nên giặt ủi như thế nào thì đây là bài viết dành cho bạn. Cùng tham khảo nhé!
Một số Nguyên tắc Giặt khô, Giặt ướt quần áo cần lưu ý
Với những chất vải không phai màu, chất pha ni-lon, giả da (bên trong là vải thô, bên trên cán lớp cao su hoặc lớp giả bu-danh), chất nhung chun thì chỉ có thể giặt ướt
Những chất vải dễ phai màu, giặt nước không bị co vải thì dùng chất chống lem, hoặc chống phai màu mới tiến hành giặt nước thông thường hoặc giặt khô
Quần áo không pha ni-lon, comple ép mếch không tốt, quần áo dễ co ngắn, dễ phai màu, chất nhung the, thổ cẩm… bắt buộc bạn phải giặt khô
- Hàng comple ép mếch tốt , vải pha ni-lon thì chỉ cần giặt ướt.
- Hàng có các chỗ né là vải phối màu thì cẩn thận xem có phai màu hay không.
- Hàng có các chỗ né là giả da, có gắn mác là chất cao su mà bắt buộc phải cho vào giặt khô thì phải tháo các chỗ né hoặc mác đó ra, rồi mới giặt khô sau đó gắn lại.
- Kiểm tra phần lót áo có thể giặt khô hoặc ướt được hay không để đồng bộ với vải mặt ngoài .
- Vải có pha da thật nếu giặt ướt có thể rất phai màu .
- Quần áo chất thổ cẩm cầm ở tay đã phai ra tay, thì giặt khô cũng rất dễ phai .
- Quẩn áo vải Tác - ta loại kém chất lượng cũng rất dễ phai khi giặt khô .
- Dầu giặt khô không tan trong nước, cho nên hàng giặt khô chuẩn bị cho vào giặt khô không được ẩm ướt nếu không sẽ có vết loang trên quần áo
Lưu ý trong giặt ủi quần Jean không bạc màu
Quần Jean là một trong những món đồ mà bất cứ ai trong chúng ta cũng sở hữu. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là dễ bị phai màu khi ngâm giặt vì nước và bột giặt vì có thể làm giảm màu thuốc nhuộm.
Để nâng cao tuổi thọ và giữ được màu sắc, quần jean sau khi mua về không nên giặt ngay mà nên để trong túi bóng sau đó để trong ngăn đá tủ lạnh qua đêm.
Trong lần giặt đầu tiên khi mới mua quần jeans về, bạn không nên giặt chúng với xà phòng mà nên ngâm trong nước lạnh với dấm hoặc phèn chua vài tiếng, sau đó giặt lại bằng nước sạch. Bạn cũng không nên giặt giũ quá thường xuyên. Khoảng cách phù hợp giữa các lần giặt có thể từ 4 đến 6 tuần nếu bạn không mặc chúng thường xuyên.
Tốt hơn hết, bạn nên giặt quần Jeans bằng tay để đảm bảo chúng giữ được màu cũng như dáng quần sau khi giặt.
Giặt quần áo chất vải Kaki như thế nào
Đối với quần áo chất vải Kaki, bạn không nên giặt quá thường xuyên nên giặt bằng tay hoặc giặt hấp để tránh bị xơ do lực quay của máy giặt quá mạnh.
Một lưu ý trong giặt ủi dành cho bộ quần áo vải Kaki hạn chế bị phai màu là không sử dụng bột giặt hay chất tẩy rửa trong lần giặt đầu tiên. Nên sử dụng nước lạnh, tránh dùng nước ấm. Việc làm này không những giúp giữ màu mà còn giữ cho chất vải, form dáng cứng cáp và bền hơn.
Với quần áo có tông màu đậm thường dễ gặp phải tình trạng phai màu hơn. Vì vậy trước khi giặt, bạn thể ngâm quần áo trong nước muối pha loãng trong vài giờ đồng hồ. Sau đó giặt nhẹ lại nhằm hạn chế quần áo bị phai màu.
Lưu ý trong giặt ủi quần áo chất liệu Cotton
Cotton là chất liệu được sử dụng phổ biến trong sản xuất và thiết kế quần áo hiện nay. Tuy có độ co giãn cao, dễ thấm hút nhưng chất vải này lại khó phục hồi được cấu trúc vải sau mỗi lần giặt. Nhất là các khu vực cổ áo, tay áo khi giặt bằng máy giặt thường xuyên.
Do đó, để bộ quần áo cotton nhà mình duy trì độ bền, không bị giãn và mất form dáng sau mỗi lần giặt giũ thì chúng tôi khuyên bạn nên giặt chúng bằng tay. Và đừng bỏ qua bước Phân loại quần áo, không giặt chung trắng và áo có màu để tránh trường hợp bị loang màu bạn nhé
Lưu ý trong giặt ủi đồ lụa
Lụa là loại vải với bề mặt mỏng, mịn được dệt từ sợi tơ tằm tự nhiên nên khi giặt ủi, bạn phải thật cẩn thận để không làm hỏng chất vải.
Với quần áo làm từ chất liệu lụa bạn không được giặt bằng máy mà phải giặt bằng tay. Ngay cả khi phơi, bạn cũng nên phơi ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời quá gắt
Để tránh bị co giãn vải, bạn không nên giặt với nước có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Trong quá trình giặt, không vò hoặc chà xát mạnh tay, ngâm qua nước lạnh sau khi giặt xong để đảm bảo chất lượng áo tốt nhất.
- Để nhận biết quần áo của bạn có bị phai màu hay không, LuusaTS.com mách bạn một mẹo sau: Bạn túm một chỗ kín của vải vào cốc nước ấm, rồi vắt lên tờ giấy ăn, nếu tờ giấy ăn có màu thì chất vải này bị phai màu, bộ đồ này bắt buộc bạn phải mang ra tiệm giặt khô nếu không muốn bị lem màu ra những bộ trang phục khác.
- Để nhận biết đồ vải có pha nilon hay không; Bạn rút sợi vải ở chỗ kín rồi đốt thử, nếu có mùi tóc cháy, tro vụn thì vải này không pha nilon nên rất dễ bị co ngắn khi giặt ướt, bạn nên mang chúng ra tiệm giặt khô.
Nếu có mùi như mùi cháy của nilon, tro của nó sun lại như nilon cháy thì những bộ đồ này cho vào giặt nước thoải mái nhé.
- Hàng lụa tơ tằm hiện nay đều pha nilon (để chống nhăn và tăng tính thẩm mỹ) nên cần giặt bằng sữa giặt và nước giặt trung tính của Thông Sa, sẽ không bị xuống mã vải lụa tơ tằm cũng như các hàng vải cao cấp khác.
Hy vọng, với những lưu ý trong giặt ủi với các chất liệu vải phổ biến trên đây sẽ giúp bạn có thêm được những bí kíp giặt giũ đúng cách, hiệu quả cho gia đình mình.
Hãy ghé thăm LuusaTS.com mỗi ngày để có thêm nhiều thông tin mẹo vặt bổ ích cho sức khỏe gia đình bạn nhé!